(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Ấn Độ nâng cao yêu cầu về sử dụng năng lượng tái tạo

Thứ ba - 26/06/2018 17:33 - Đã xem: 3076
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã yêu cầu những cơ sở tiêu thụ nhiều điện năng phải tăng tỷ lệ của cấu phần năng lượng tái tạo trong tổng mức sử dụng năng lượng của mình.
 
Quy định mới được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn cho năng lượng tái tạo, góp phần thay đổi thực trạng nhiều ngân hàng vẫn còn rót tiền vào các dự án than truyền thống.
 
Bộ Năng lượng Ấn Độ mới đây đã quyết định tăng tỷ lệ yêu cầu mua sắm tái tạo (RPO) từ 17% hiện nay lên 21% vào năm 2022. RPO quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phân phối điện và một số công ty tư nhân phải mua năng lượng từ các nguồn tái tạo nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của mình.
 
Bước chuyển mình quan trọng
 
Tới năm 2022, các cơ quan, tổ chức chịu sự điều chỉnh của RPO sẽ phải mua 10,5% tổng lượng điện từ nguồn năng lượng mặt trời (thay vì mức 6,75% như hiện nay) và 10,5% từ các nguồn năng lượng tái tạo phi mặt trời (hiện tại chỉ yêu cầu 10,25%).
 
Chính sách này là bước đi mới nhất nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng quy mô năng lượng tái tạo lên 227.000 megawatt (MW) vào năm 2022 mà Bộ trưởng năng lượng Ấn Độ, R. K. Singh, đưa ra vài tuần trước đây. Con số trên cao hơn đáng kể so với mục tiêu ban đầu của chính phủ là 175.000 MW.
 
Mặt khác, quy định mới về RPO cũng được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn cho năng lượng tái tạo, góp phần thay đổi thực trạng nhiều ngân hàng vẫn còn rót tiền vào các dự án than truyền thống.
 
Năm 2017, hệ thống ngân hàng nước này dành tới 9,35 tỷ USD, tương đương 73% số vốn đầu tư vào năng lượng, cho 12 nhà máy điện chạy than với tổng công suất 17 gigawatts (GW).

70% trong số tiền đó là để tái tài trợ, tức gia hạn nợ cho các dự án đã hoặc đang được xây dựng.Trong khi đó, chỉ có 3,5 tỷ USD được đầu tư vào 60 dự án năng lượng sạch, mà hơn 1/3 trong số đó là đầu tư mới hoàn toàn.
 
Thực trạng này bắt nguồn từ việc các dự án than có sẵn nhiên liệu, có sẵn thỏa thuận mua bán điện (PPA) đã ký và có sẵn dòng tiền – những chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm nhất. Điều đó phần nào lý giải tại sao kinh phí cho các dự án xanh chủ yếu chỉ đến từ các tổ chức tài chính thương mại như L&T Finance Holdings hay Infrastructure Development Finance Company chứ không phải các ngân hàng quốc doanh.
 
Trở lại quá khứ, cơ chế RPO là một phần của Đạo luật Điện năng của Ấn Độ năm 2003 nhằm tạo ra nhu cầu về năng lượng tái tạo.
 
Quan trọng là giai đoạn thực thi
 
Theo đó, các mục tiêu được thiết lập bởi ủy ban điều tiết điện (SERC) của từng bang. Các đơn vị phân phối và tiêu dùng điện lớn là những đối tượng chính bị ràng buộc bởi hai lựa chọn.
 
Hoặc xây dựng các trang trại gió/năng lượng mặt trời và sử dụng năng lượng được tạo ra từ các mô hình này, hoặc mua các chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) từ các sàn giao dịch điện của Ấn Độ.
 
REC được phát hành cho một số công ty năng lượng tái tạo tương ứng với số MW điện họ tạo ra và đem bán.
 
Tuy nhiên, chương trình trên đã không thành công như mong đợi, một phần vì quá trình thực thi không được giám sát chặt chẽ. Năm 2017, hầu hết các tiểu bang ở Ấn Độ không đáp ứng được các mục tiêu RPO thường niên, ngoại trừ bang Tamil Nadu, Gujarat và Rajasthan.
 
Rút kinh nghiệm, chính sách mới về tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo sử dụng đã chú trọng hơn đến khâu thực thi và có những cải tiến nhất định nhằm thúc đẩy việc tuân thủ RPO.
 
Trước đó, trong tháng 5, Bộ Năng lượng mới và năng lượng tái tạo Ấn Độ đã thiết lập một cơ chế giám sát RPO, nhằm định kỳ theo dõi các mục tiêu đề ra và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm.
 
Kết quả là, nếu như năm 2017, REC hầu như không có giao dịch phát sinh, thì nay đã được bán hết chỉ trong 4 tháng qua.
 
Theo nhận định của chuyên gia về năng lượng tái tạo, ngay cả khi không có áp lực này, mức độ tuân thủ cũng sẽ cải thiện với lý do năng lượng tái tạo đang dần đem lại tác động kinh tế thương mại lớn hơn và rõ nét hơn, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhà nước phân phối điện trong bối cảnh chính sách thuế năng lượng tái tạo có nhiều ưu đãi hấp dẫn.
 


Nguồn tin: icon.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không