(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Điện gió là động lực phát triển chính hướng tới tương lai năng lượng bền vững

Thứ sáu - 08/06/2018 14:49 - Đã xem: 3353
Ngày 07/6/2018, Hội nghị điện gió tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nôi, quy tụ đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế nhằm thảo luận về sự phát triển của ngành điện gió Việt Nam.

Hội nghị được tổ chức với sự hợp tác của Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Đức và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ).

Điện gió là một trong những nguồn năng lượng có sức cạnh tranh nhất toàn cầu và là một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong suốt 15 năm qua. Những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội mà điện gió mang lại đang trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành này ở ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích kinh tế trực tiếp, góp phần tạo việc làm và phát triển công nghiệp, năng lượng gió còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam có nhu cầu cấp thiết cần tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch mới có giá phả chăng, và điện gió có thể góp một phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu này. Ông Steve Sawyer, Tổng thư ký GWEC nhấn mạnh: Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam đạt được những lợi ích mà ngành điện gió mang lại - một nguồn năng lượng sạch có giá hấp dẫn để phục vụ phát triển kinh tế, tăng cường an ninh năng lượng; đồng thời phát triển công nghệ tiên tiến nhất và tạo việc làm.

Các chuyên gia tham dự Hội nghị nhận định mặc dù Việt Nam đã có khung chính sách năng lượng quốc gia vững chắc và các mục tiêu hết sức thực tế, song cần nỗi lực hơn nữa để cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong các quy định của thị trường cũng như quy trình đấu thầu mua sắm. Đại diện GWEC tin tưởng, nếu Việt Nam giải quyết tốt một số vấn đề về pháp lý, ngành điện gió ở Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợp ích to lớn về môi trường và giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các tổ chức và nhà đầu tư quốc tế.

Tại Hội nghị, GWEC cùng với các đối tác đã đưa ra một tuyên bố ngành tập trung vào những khuyến nghị nhằm giải quyết một số rào cản chính để phát huy hết tiềm năng gió dồi dào của Việt Nam. Theo đó, để ngành điện gió Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, GWEC nêu 4 khuyến nghị: (1) Hợp đồng mua bán điện (PPA) được chuẩn hóa; (2) Quy trình phê duyệt dự án đơn giản hóa và rõ ràng; (3) Quy hoạch trước hạ tầng lưới điện; (4) Thành lập Hiệp hội điện gió quốc gia.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thành cho biết, trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo; đặc biệt hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai. Các cơ chế này giúp cho việc phát triển điện gió tại Việt Nam có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, việc phát triển hiện còn chậm. Hiện nay, mới chỉ có 7 dự án điện gió, với tổng công suất khoảng 190 MW được đưa vào sử dụng.

Đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo nhấn mạnh, trước khi xây dựng Quy hoạch phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch Điện VIII), Bộ Công Thương mong muốn lắng nghe các Tập đoàn, Tổng công ty, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo về những kinh nghiệm phát triển công nghệ mới và hiệu quả, trên các vùng địa hình và khí hậu khác nhau, để tham mưu với Chính phủ Kế hoạch phát triển điện Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững....

 
 

Nguồn tin: moit.gov.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không