(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp thủy sản

Chủ nhật - 09/07/2017 22:47 - Đã xem: 3609
Thời gian qua, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Cần Thơ (ECC Cần Thơ), Sở Công thương TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động trợ lực cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL nói riêng, trong sử dụng tiết kiệm năng lượng. Qua đó, nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng được đưa vào ứng dụng, góp phần tiết giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh thị trường cho doanh nghiệp.

Ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cho biết: Thời gian qua, ngành nuôi trồng và chế biến tôm ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn tài chính để ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc của các nhà sản xuất... Để tháo gỡ những rào cản này, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận các giải pháp ứng dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất và chế biến thủy sản. Đồng thời, nhanh chóng tìm nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm áp lực đầu tư, tiết giảm chi phí sản xuất, gia tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh thị trường. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản của TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL.

Ứng dụng năng lượng mặt trời thay cho điện để tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong nhà máy chế biến thủy sản được nhiều doanh nghiệp đầu tư (Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam).

Để giúp doanh nghiệp thủy hải sản Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL giảm áp lực đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, Tổng Công ty Điện lực miền Nam phối hợp cùng với các ngành hữu quan và các đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ ESCO triển khai mô hình ESCO. Mô hình ESCO cung cấp giải pháp năng lượng toàn diện thông qua các hợp đồng hiệu quả năng lượng, giúp doanh nghiệp chế biến thủy hải sản giải quyết các rào cản về tài chính, cải thiện quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Hiện, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ở TP Cần Thơ có nhu cầu sử dụng nước nóng trên 23.000 lít/ngày đã áp dụng mô hình ESCO, như: Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex),… Hiệu quả chính của mô hình ESCO là giúp doanh nghiệp thủy sản giảm áp lực đầu tư công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc ECC Cần Thơ, Sở Công thương TP Cần Thơ, cho biết: Hiện nay, TP Cần Thơ có 26 doanh nghiệp chế biến cá tra và tôm. Ước tính tỷ lệ tiêu hao điện năng cho hệ thống đá vẩy, tủ đông, kho đông, điều hòa không khí… ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nhất là chế biến cá tra đông lạnh xuất khẩu chiếm trên 85%. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng đảm bảo hiệu quả lâu dài, ECC Cần Thơ đã và đang thực hiện kiểm toán năng lượng trong lĩnh vực chế biến thủy sản cho nhiều doanh nghiệp ở TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đó, ECC đánh giá suất tiêu hao điện năng ở từng khâu sản xuất, chế biến, đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với từng điều kiện của doanh nghiệp. Nhờ đó, nhiều giải pháp được áp dụng, như: tận dụng giờ thấp điểm để vận hành cối đá vẩy, lắp đèn led cho xưởng sản xuất, văn phòng, căng tin, nhà kho; sử dụng máy nén trục vít thay cho máy nén pittong; lắp đặt hệ thống tách khí không ngưng; lắp biến tần cho bơm nước lạnh, nước cấp, máy nén khí và cho hệ thống điều hòa không khí; lắp đặt hệ thống tụ bù tại các trạm biến áp… Song song đó, các doanh nghiệp thủy sản cần ứng dụng đồng bộ các giải pháp, như: sử dụng máy điều hòa không khí cục bộ, sử dụng sơn chống nắng cho mái tôn nhà xưởng, nhà dân dụng... sẽ giảm từ 5-20% điện năng tiêu thụ cho hệ thống làm mát ở phân xưởng, tòa nhà; sử dụng hệ thống lạnh hiệu suất cao sẽ giảm từ 10-30% điện năng tiêu thụ... góp phần tiết giảm chi phí sản xuất.

Ứng dụng công nghệ mới hay sử dụng năng lượng tái tạo tiết kiệm để tiết kiệm chi phí sản xuất được các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng ngành thủy sản đặc biệt quan tâm. Ông Lý Bình Đẳng, Phó Giám đốc Kinh doanh, Công ty tôm giống số 1 Duyên Hải tại TP Cần Thơ, cho biết: Mỗi năm, công ty cung cấp từ 7-8 triệu con giống tôm thẻ chân trắng cho các cơ sở, doanh nghiệp và hộ nuôi tôm tại vùng ĐBSCL. Công ty đã và đang ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vừa tạo điện năng phục vụ cho thắp sáng, vừa làm mái che cho các ao ương con giống, sử dụng các động cơ tiết kiệm điện năng cho hệ thống quạt nước… giúp tiết kiệm từ 10-20% điện năng tiêu thụ/tháng. Các chuyên gia năng lượng cho rằng: sử dụng thiết bị ổn áp, lắp đặt tụ bù cho các động cơ điện quạt nước, sử dụng hệ thống điện mặt trời... là các giải pháp tiết kiệm điện năng hữu hiệu trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Trước áp lực cạnh tranh thị trường, việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là tiết kiệm năng lượng từ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là giải pháp giúp các doanh nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh thị trường trong bối cảnh hội nhập.

 

Nguồn tin: baocantho.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không