(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Góp phần giải quyết bài toán năng lượng

Thứ ba - 23/05/2017 21:58 - Đã xem: 2937
Để bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), trong bối cảnh các nguồn điện năng từ thủy điện đã khai thác tối đa, điện hạt nhân đã dừng đầu tư, nguồn khí dần suy giảm, năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, nguồn năng lượng từ nhiệt điện than vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nguồn điện và là nguồn điện năng quan trọng trong những năm tới.

Gop phan giai quyet bai toan nang luong - Anh 1

Trước nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và với sự thành công của dự án nhiệt điện đầu tiên là Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên, có công suất 120 MW, sau khi đưa vào vận hành thương mại từ năm 2015, đã cung cấp cho thị trường mỗi năm hơn 800 triệu kW giờ điện, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Năm 2016, Tập đoàn An Khánh tiếp tục được Chính phủ giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang. Đây là dự án nhóm A, có tổng vốn đầu tư hơn 22.500 tỷ đồng, có công suất định mức 650 MW.

Dự kiến năm 2022-2023, khi Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang đưa vào vận hành thương mại, sẽ tạo việc làm mới cho hơn 1.000 lao động, nộp ngân sách hằng năm hơn 1.000 tỷ đồng. Mỗi năm cung cấp cho thị trường điện khoảng 5 tỷ kW giờ, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển KT - XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam nói riêng.

Nhằm thực hiện công tác xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang nói riêng và các nhà máy điện độc lập khác nói chung một cách có hiệu quả, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang Ngô Quốc Hội chia sẻ, cần có chính sách đồng bộ, bình đẳng giữa các loại hình đầu tư, thủ tục rõ ràng, minh bạch. Thực tế hiện nay còn quá nhiều bất cập trong quá trình triển khai dự án.

Chẳng hạn, chính sách bình đẳng giữa loại hình đầu tư còn hạn chế. Các dự án nằm trong sơ đồ điện VII, có hai loại hình đầu tư là BOT của các nhà đầu tư nước ngoài và IPP (cơ bản là các nhà đầu tư trong nước, một số chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân). Các dự án đầu tư theo hình thức BOT có được một số các bảo đảm như: số giờ phát điện, giá bán điện, tỷ giá, chuyển đổi ngoại tệ…, còn dự án đầu tư theo hình thức IPP không có được cơ chế, chính sách ưu đãi như vậy. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các loại hình đầu tư trên cùng một lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng đang gây khó khăn cho các dự án. Các dự án nằm trong quy hoạch điện VII (bao gồm dự án nguồn và lưới điện) có vốn đầu tư lớn, trung bình có suất đầu tư 1,6 triệu USD/MW. Ngoài phần vốn tự có tham gia đầu tư vào dự án chiếm tỷ trọng 20% tổng mức đầu tư, phần còn lại (80%) nhà đầu tư phải vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong khi đó, nguồn vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, trong khi chưa có cơ chế, chính sách về các nguồn vốn khác, Chính phủ nên giữ cơ chế bảo lãnh nguồn vốn vay nước ngoài đối với các dự án thuộc quy hoạch sơ đồ điện VII.

Đối với nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong nước rất khó khăn, bởi giới hạn cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, để huy động được đủ số vốn nêu trên thì phải huy động rất nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay hoặc cho vay đồng tài trợ. Điều này rất khó đạt được sự thỏa thuận vì mỗi ngân hàng có chiến lược phát triển khác nhau. Đối với nguồn vốn vay ngân hàng nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ, các ngân hàng nước ngoài cho rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng là doanh nghiệp kinh doanh cho nên ngân hàng yêu cầu phải có bảo lãnh đối với hợp đồng mua bán điện.

Ông Ngô Quốc Hội cho rằng, để các dự án thuộc quy hoạch sơ đồ điện VII nói chung sớm hoàn thiện và hòa vào lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế, góp phần tích cực phát triển KT-XH tại địa phương, thời gian gần đây Bộ Công thương đã thực hiện cắt giảm nhiều thủ tục hành chính và trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục của các bộ, ngành khác. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, thời gian tới, Bộ Công thương cần trình Chính phủ một số giải pháp: Thứ nhất, giảm các thủ tục hành chính; thứ hai, cần có chính sách bình đẳng đối với loại hình đầu tư IPP, đồng thời cho phép áp dụng cơ chế bảo lãnh hợp đồng mua bán điện như loại hình đầu tư BOT; thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư huy động được vốn, Bộ Công thương cần kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng giới hạn cho vay đối với các dự án nguồn và lưới điện nằm trong sơ đồ điện VII từ 15% lên đến 25% (bao gồm cả nhóm khách hàng có liên quan)…

Sự nỗ lực, quyết liệt của nhà đầu tư trong thực hiện các dự án năng lượng cùng với sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ là giải pháp hiệu quả góp phần giải bài toán thiếu hụt năng lượng của nền kinh tế. Sự đồng hành của Chính phủ cùng doanh nghiệp, sự bình đẳng giữa các loại hình đầu tư sẽ góp phần quan trọng đưa dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang nói riêng và các dự án thuộc quy hoạch sơ đồ điện VII nói chung sớm hoàn thiện và hòa vào lưới điện quốc gia.

Trung bình mỗi năm nguồn năng lượng quốc gia cần thêm xấp xỉ 3.000 MW nguồn điện than mới đưa vào cung ứng. Đến năm 2020, công suất nhiệt điện than chiếm 42,7% tổng cơ cấu nguồn điện.



Nguồn tin: baomoi.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không