(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Việt Nam xem xét mua điện của Lào: Nỗi buồn Mekong

Thứ ba - 23/08/2016 20:21 - Đã xem: 3559
Chủ trương đúng

Liên quan đến ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc đa dạng hóa nguồn cung cấp điện cả trong nước và nhập khẩu, liên kết lưới điện với các nước láng giềng, trong đó chú trọng đến hợp tác mua bán điện với Lào nhằm bù đắp những thiếu hụt về điện khi phải giảm phát triển một số nguồn điện không đảm bảo an toàn và môi trường, trao đổi với Đất Việt, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng đây là một chủ trương đúng nằm trong kế hoạch từ trước của Việt Nam.

Viet Nam xem xet mua dien cua Lao: Noi buon Mekong
Về mặt kinh tế mua điện của Lào sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cần xem xét thêm khi nước này xây nhiều nhà máy thủy điện trên sông Mê Công. Ảnh minh họa

Theo vị chuyên gia, năm 2015, Thủ tướng có quy hoạch điện 7 bổ sung, tức là quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, trong đó đánh giá lại nhu cầu sử dụng điện trong thời gian tới để cơ cấu lại các nguồn điện.

“Trong cơ cấu nguồn điện của tổng sơ đồ 7, điện than trước kia chiếm tới 56% thì nay có giảm bớt khoảng 20.000 MW.

Bên cạnh đó cũng đặt ra 2 vấn đề. Một là giảm bớt nhiệt điện than, hai là tăng điện từ năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, mặt trời… Đó là hướng đi tương đối đúng đắn.

Đến bây giờ phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị xem lại sơ đồ điện 7. Như tôi được biết, trong tổng sơ đồ mới đã lùi điện hạt nhân từ năm 2020 xuống năm 2028  có tổ máy đầu tiên. Đến thời điểm này lại lùi nữa, tức là, từ nay đến năm 2030 sẽ không có nhà máy điện hạt nhân.

Vì vậy Phó thủ tướng yêu cầu phải cân đối lại nữa. Nếu không có điện hạt nhân thì chúng ta giải quyết bằng cách bổ sung nhiệt điện than. Thứ hai là đẩy nhanh hơn năng lượng tái tạo. Hướng thứ 3 là nếu thiếu thì có thể nhập của nước ngoài.

Hiện nay thì phần lớn đang nhập của Trung Quốc. Trong tương lai thì Lào lại xây dựng nhiều nhà máy thủy điện thì khả năng Việt Nam lại mua điện của Lào”, vị chuyên gia nói.

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng trong xu thế hội  nhập quốc tế hiện nay thì việc Việt Nam mua điện của Lào là hoàn toàn bình thường và có nhiều thuận lợi hơn so với sản xuất trong nước.

“Nếu Lào có sản lượng để bán thì việc mua bán quốc tế qua biên giới với vấn đề điện cũng bình thường rồi, chứ không có gì phức tạp.

Thứ hai là giá mua của Lào cũng không đắt, chúng ta có thể chấp nhận được vì sản xuất điện bằng cách xây dựng thủy điện sẽ bớt đi các chi phí so với nhà máy nhiệt điện than.

Tiếp theo là dùng nhiệt điện than hiện nay thì ô nhiễm môi trường lại là vấn đề lớn, nguồn than trong nước chưa đảm bảo, chúng ta phải nhập từ nước ngoài với giá cao. Cho nên nếu thay thế được nhiệt điện than bằng các nguồn thủy điện là điều rất tốt”, ông Lâm nhấn mạnh.

Dù thừa nhận có nhiều điểm thuận lợi trong việc mua bán điện với Lào tuy nhiên vị chuyên gia cũng lưu ý, chúng ta phải cải thiện hệ thống truyền tải điện cũng như cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc vận tải an toàn.

“Vấn đề quan trọng là điều kiện kỹ thuật có đảm bảo hay không? Vấn đề cơ sở hạ tầng, nâng hệ thống truyền tải điện từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào để đảm bảo việc vận tải cho an toàn và đủ được số lượng. Nếu số lượng lớn thì phải đầu tư những trạm lớn, đó là cái chính thôi”, ông Lâm nhấn mạnh.

Người dân các tỉnh biên giới được lợi

Theo tính toán của vị chuyên gia, trong giai đoạn 2015-2016, mỗi năm Việt Nam cần tới 156 tỷ KWh điện. Trong khi đó, sản lượng điện nhập từ nước ngoài về chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng trên dưới 5%.

“Trước đây Việt Nam chủ yếu nhập điện từ Trung Quốc, khoảng 4 -5 tỷ KWh điện để phục vụ nhu cầu điện của người dân các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc như:  Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu… Kế hoạch nhập điện từ Lào thì cũng rất ít, nó bù đắp cho vùng biên giới thiếu điện thôi.

Hiện nay, phần lớn việc cấp điện vùng biên giới thì chúng ta chuyển từ các nhà máy lên  dẫn đến tổn thất lớn cho nên điện trên đó rất đắt. Còn chuyển điện từ Lào sang thì thuận tiện hơn, gần ngay đó. Nếu chúng ta chuyển về dưới xuôi, về thủ đô Hà Nội bao nhiêu cây số thì lại thành đắt”, ông Lâm nhấn mạnh.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia khẳng định, việc Việt Nam lên kế hoạch mua điện từ Lào sẽ không tác động gì nhiều đến giá cả bán điện trong nước hay như cạnh tranh, phá thế độc quyền đối với điện nhập từ Trung Quốc. 


Nguồn tin: baodatviet.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không