(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Phát triển năng lượng tái tạo vượt xa công suất quy hoạch

Thứ ba - 16/04/2024 14:46 - Đã xem: 1214
Đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ rõ: Trong giai đoạn 2015-2021, việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nhiều dự án NLTT đã dẫn đến vượt nhiều lần công suất quy hoạch quốc gia đã được phê duyệt. Đồng thời, công tác quản lý, vận hành các nhà máy NLTT giai đoạn này cũng còn nhiều bất cập cần chấn chỉnh.
 
sua_a_trang-8.jpg
KTNN đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc lập, trình phê duyệt quy hoạch phát triển NLTT. Ảnh: ST

Vượt công suất quy hoạch 5,73 lần

Theo Báo cáo kiểm toán, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 và Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 trên cơ sở các Tờ trình của Bộ Công Thương. Theo đó, tổng công suất phê duyệt cho các dự án NLTT đưa vào vận hành giai đoạn 2015-2021, bao gồm: Điện gió, điện mặt trời, điện rác, sinh khối và thủy điện vừa và nhỏ là 5.564 MW.

Trong giai đoạn 2015-2021, có 928 dự án NLTT được bổ sung, điều chỉnh quy hoạch với tổng công suất 31.895MW, có 518 dự án NLTT được cấp phép hoạt động điện lực. Các dự án này đã góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng và giảm bớt việc sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch trong bối cảnh nguồn cung năng lượng than, dầu, khí… bị cắt giảm, giá nguyên vật liệu tăng cao…

Tuy nhiên, qua kiểm toán, KTNN đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc lập, trình phê duyệt quy hoạch phát triển NLTT. Theo đó, việc bổ sung quy hoạch nhiều dự án riêng lẻ dẫn tới vượt công suất 5,73 lần (31.895/5.564MW) so với tổng công suất vận hành theo quy hoạch quốc gia về NLTT đã được phê duyệt, mà không đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục lưới điện theo công suất bổ sung quy hoạch.

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 không quy định danh mục lập quy hoạch phát triển riêng cho điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối nên việc quy hoạch phát triển các loại điện này sẽ được xem xét tích hợp vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia dẫn đến việc bổ sung, tích hợp quy hoạch riêng lẻ nhiều dự án.

KTNN cũng chỉ rõ, việc phê duyệt bổ sung 66 dự án với tổng công suất 2.044MW vào quy hoạch phát triển điện VII, điện VII điều chỉnh, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh phải vận hành giai đoạn 2015-2021 nhưng đến thời điểm kiểm toán (tháng 5/2022) chưa được cấp chủ trương đầu tư; việc thẩm định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch một số dự án điện NLTT vào quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, trong khi quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn này chưa có quy hoạch phát triển cho các dự án NLTT (Nhà máy Điện mặt trời Bình Hòa - An Giang, Nhà máy Điện mặt trời Tuy Phong - Bình Thuận). Đồng thời, quy hoạch bổ sung riêng lẻ dự án điện gió không thuộc vị trí nhà máy điện gió đã được xác định trong đề án quy hoạch điện gió của tỉnh trước đó (Đắk Nông, Đắk Lắk). Bộ Công Thương còn phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nhà máy Điện gió Nhơn Hội, Bình Định 61,1MW, vượt công suất được phê duyệt theo thẩm quyền….

Bên cạnh đó, qua kiểm toán tại một số địa phương, KTNN chỉ ra việc lập, trình phê duyệt đề án quy hoạch điện gió khi chưa có phương án khắc phục tình trạng quá tải các trạm biến áp; trình phê duyệt đề án quy hoạch điện gió nhưng lại kiến nghị thay đổi tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt cho phù hợp với Đề án phát triển điện lực tỉnh…

Nhiều dự án đưa vào vận hành khi chưa đủ thủ tục pháp lý

Bên cạnh những bất cập trong công tác quy hoạch phát triển NLTT, kết quả kiểm toán cũng chỉ ra nhiều “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhà nước về vận hành các nhà máy điện NLTT.

KTNN kiến nghị Bộ Công Thương chi đạo EVN và Điện lực các tỉnh, thành phố phối hợp với các địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát tất cả các hợp đồng đối với các dự án NLTT khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý hoặc không đúng về trình tự thủ tục nhưng đã đưa vào vận hành bán điện, đồng thời có giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các nhà đầu tư.

Theo số liệu báo cáo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận tổng sản lượng điện gió, điện mặt trời giai đoạn 2021-2025 đạt 46.901 triệu kWh, trong đó, tổng sản lượng điện gió là 6.024 triệu kWh, giá mua điện bình quân 2.047 đồng/kWh; sản lượng điện mặt trời nối lưới 28.154,5 triệu kWh, giá mua điện bình quân 2.106 đồng/kWh; sản lượng điện mặt trời mái nhà là 12.722,5 triệu kWh, giá mua điện bình quân là 2.023 đồng/kWh.

Qua kiểm toán cho thấy, tổng công suất vận hành các nhà máy điện NLTT nối lưới là 13.645MW, chỉ bằng 42,8% so với công suất được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, do nhiều dự án đang trong giai đoạn thi công xây dựng. Bên cạnh đó, 44 dự án NLTT thi công, vận hành trước khi được bàn giao đất theo quy định. Đáng chú ý, có đến 66 dự án NLTT đã thực hiện vận hành, nối lưới nhưng đến thời điểm kiểm toán chưa được cấp có thẩm quyền ban hành thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu dự án; trong đó có 60 dự án thuộc phân cấp kiểm tra, nghiệm thu của Bộ Công Thương chưa có thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu nhưng vẫn được EVN xác nhận vận hành thương mại, nhận điện và thanh toán tiền điện.

Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, một số dự án nhà máy điện mặt trời, tại thời điểm lập Báo cáo tài chính chưa đảm bảo quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20% tổng mức đầu tư. Tổng công ty Điện lực Miền Trung mua điện và ghi nhận sản lượng từ 2 nhà máy tại tỉnh Đắk Lắk là Nhà máy Thủy điện 715 và Nhà máy Thủy điện Hòa Phú khi chưa được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, KTNN cũng chỉ ra một loạt tồn tại như: Hồ sơ nghiệm thu có mặt bằng bố trí tấm quang điện trên bản vẽ hoàn công không đúng với bản vẽ thiết kế; nghiệm thu, đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện với công suất lớn hơn công suất trên thỏa thuận đấu nối; ký hợp đồng mua bán điện khi chưa có chứng nhận phòng cháy, chữa cháy, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền; thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng với tổng số 166 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất vượt là 219,01kW./.

  •  

Tác giả bài viết: Đ. KHOA
Nguồn tin: baokiemtoan.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không