(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Bài toán năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt

Thứ ba - 26/06/2018 17:32 - Đã xem: 2761

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện, năng lực sản xuất của ngành thép trong nước đạt khoảng 30 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đứng đầu các nước Đông Nam Á. Dự báo, năm 2018, tăng trưởng của ngành sẽ đạt 20-22%.

Xuất khẩu gặp khó

Thời gian gần đây ngành thép chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại. Đây là ngành đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu và bị áp thuế chống bán phá giá từ các quốc gia khác như: Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia... Điều này khiến việc xuất khẩu thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, trong số 124 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, thì có tới 30 vụ kiện liên quan đến thép, chủ yếu là các vụ điều tra chống bán phá giá.

Mới đây nhất, Cục Phòng vệ  Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ vừa nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Đài Loan và Hàn Quốc và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Hàn Quốc.

Hay Indonesia đã chính thức công bố áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam ở mức từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị trường khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia chiếm tới 60% lượng xuất khẩu của ngành thép Việt. Đặc biệt, với xuất khẩu thép cán nguội, tôn mạ, Việt Nam đang là nước có năng lực sản xuất mạnh nhất khu vực Đông Nam Á với công nghệ, trình độ ở đẳng cấp cao. Trước vấn đề này, nhiều quan điểm tỏ ra lo ngại, có thể thép Việt sẽ mất đi thị trường đầy tiềm năng này.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp thuế nhập khẩu mạnh tay lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam được cho là có xuất xứ Trung Quốc.

Cụ thể, Mỹ sẽ đánh thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với thép cuộn cán nguội từ Việt Nam. Còn thép không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam đối mặt với các mức thuế lần lượt là 199,43% và 39,05%. Các sản phẩm này khi vào Mỹ sẽ bị cộng thêm thuế 25% theo một quyết định từ đầu năm nay của chính quyền Mỹ đối với hầu hết các sản phẩm thép nhập khẩu.

Giải bài toán năng lực cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thế giới hiện nay đang rộ lên phong trào về chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các nước đang tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để kiện lại hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Sưa, việc sử dụng công cụ bảo hộ thương mại sẽ tạo ra hàng rào thuế quan cản trở việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các nước, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Ngành thép sẽ phải đóng thêm một khoản chi phí, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép sẽ giảm đi.

Ông Sưa cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng của ngành thép, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt nguồn thép nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước; tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay.

Để chống lại các vụ phòng vệ thương mại của các nước đối với sản phẩm thép xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Sưa khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của mình vì chỉ có nâng cao được năng lực cạnh tranh mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu; phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế cũng như luật lệ thương mại của các nước xuất khẩu sang để hạn chế những thiệt hại không đáng có.

Đồng thời, nên tránh tập trung vào một vài thị trường để khi sản lượng xuất khẩu tăng lên, họ có cớ kiện lại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngăn cản việc xuất khẩu của chúng ta”.

Từ góc độ chuyên gia, PGS TS Định Trọng Thịnh, Học viện tài chính, hiện tại Việt Nam đang xây dựng hàng loạt các nhà máy luyện cán thép, lượng thép sản xuất ra đã vượt “cầu”. Các doanh nghiệp lớn đang tăng sản lượng sản xuất của mình, như Formosa sẽ nhanh chóng tăng từ 1,5 triệu tấn trong năm nay lên 5-6 triệu tấn trong năm sau nên nếu việc áp thuế như vậy sẽ gây tác động tiêu cực tới vấn đề xuất khẩu của doanh nghiệp.

Về vấn đề giải pháp, ông Thịnh cho rằng trước hết, cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới thay thế thị trường Indonesia cũng như thị trường Mỹ.

 

Nguồn tin: bvsc.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không