TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP

 

Vào 16h hôm nay, bão Sonca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau một tiếng quét qua Quảng Trị với sức gió cấp 8, quật đổ nhiều cây xanh.

 

Trong ngày 25/7, tỉnh TT-Huế đã sẵn sàng với các phương án chi tiết về sơ tán, di dời dân khi xảy ra bão số 4 và có lũ quét, sạt lở đất; với số lượng sơ tán hơn 29.000 hộ/112.309 nhân khẩu thuộc vùng xung yếu thiên tai.

 

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, công tác kêu gọi tàu thuyền vào trú tránh bão đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị chức năng ven biển tiến hành khẩn trương, triệt để, thông qua nhiều phương tiện thông tin liên lạc phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn như máy bộ đàm, đài liên lạc, đài trực canh.

Đến chiều 25/7, các huyện, thị xã ven biển như Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền đã tổ chức sắp xếp, neo đậu xong tàu thuyền vào nơi an toàn. Tất cả 688 tàu thuyền của ngư dân TT-Huế đã vào bờ. Trong đó, có 3 phương tiện của ngư dân Thuận An (huyện Phú Vang) đã tìm vào trú tránh tại bến của Đà Nẵng và 1 phương tiện ở xã Phú Thuận (Phú Vang) vào trú bão tại cửa Gianh (Quảng Bình). Trên các phương tiện này có tổng cộng 39 lao động trên các phương tiện này.

 

Đến chiều 25/7, tất cả 688 tàu thuyền của ngư dân TT-Huế đã được kêu gọi vào bờ an toàn.Lãnh đạo tỉnh TT-Huế chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuẩn bị phương án di dời trên 112.000 dân vùng xung yếu mưa bão, lở đất, lũ quét đến nơi an toàn để phòng tránh bão số 4.
 
 - ảnh 1
 - ảnh 2
 - ảnh 3

 

 - ảnh 1Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi bão số 4 cập bờ. Ảnh: Điền Quang.

 

Đường phố Huế thành sông sau cơn mưa lớn

 - ảnh 1Khoanh các hố đào công trình thoát nước bằng khung sắt để phòng tránh nguy hiểm cho người dân
 - ảnh 2Tuyến phố sầm uất Hùng Vương ngập trắng nước lụt từ sáng đến chiều 25/7
 - ảnh 3
 Nước lụt tràn ngập phía trước một ngôi trường mầm non trên đường Đống Đa, Huế

 

Ảnh hưởng của bão, nước sông Rào Nậy ở xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) dâng cao, nhấn chìm các ngầm Lạc Thiện, Cổ Liêm, Cây Hương, Bến Seng và 2 điểm ở thôn 5 Yên Thọ và thôn Rí Rị khiến xã Tân Hóa bị cô lập hoàn toàn, có những nơi bị ngập sâu hơn một mét.
Do nước lên quá nhanh, nhiều người dân đi làm không kịp trở về nhà. Có người dân phải liều mình khiêng xe qua những nơi bị ngập sâu. 

 

 - ảnh 1

Đường phố Huế thành sông sau cơn mưa lớn

Cơn mưa lớn kéo dài từ tối 24 đến chiều 25/7 khiến nhiều tuyến giao thông trọng yếu của thành phố Huế ngập trắng trong nước lụt.

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, trong chiều nay, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.
Vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 2-4m, biển động mạnh; vùng biển ven bờ khu vực Nam Thanh Hóa và Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2-3m, biển động mạnh. Nước dâng kết hợp với thủy triều ở vùng ven biển từ Nghệ An đến Quảng Bình cao từ 2-3m.

 

Theo Vnexpress, nằm cách đất liền 27 km, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) nằm trong tâm bão Sonca. Chủ tịch huyện đảo Lê Minh Tuấn cho hay bão đã đi qua đảo, hiện trời còn mưa nhỏ, gió cấp 6-7, sóng biển cao chừng 2 m.
Bão gây sập một số mái tôn hàng quán của người dân, gãy đổ cây cối. Ông Tuấn cùng nhiều người đang đi kiểm tra và thống kê thiệt hại.
Trong khi đó, tại đồn biên phòng Cửa Tùng giáp với biển, gió vẫn rất mạnh, mưa đã giảm. Một số người dân bất chấp mưa gió vẫn đi lại ngoài đường.
 - ảnh 1

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 1h ngày 26/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

 

Ông Ngô Hải Dương, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Bình cho biết, ở thành phố Đồng Hới gió cấp 5, giật cấp 6-7, mưa nhỏ. Trước khi bão đổ bộ, từ đêm qua đến sáng nay khu vực này có mưa to phổ biến 60-90 mm, có nơi 100-140 mm, theo Vnexpress.
“Trong khoảng 2 tiếng nữa, khả năng bão sẽ sang Lào và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới”, ông Dương nhận định.

 

Hàng loạt chuyến bay do ảnh hưởng của bão
Theo Zing, Vietnam Airlines (VNA) và VASCO (0V) cho hay do ảnh hưởng của cơn bão số 4  tại khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, hai hãng dự kiến sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác tại các sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) trong ngày 25/7.

VNA sẽ không khai thác 8 chuyến bay, gồm: VN1266/1267/1268/1269 (giữa TP.HCM và Vinh), VN1714/1715 (giữa Hà Nội và Vinh) và VN1270/1271 (giữa TP.HCM và Thanh Hóa); điều chỉnh lịch khởi hành các chuyến bay VN1264/1265 (giữa TP.HCM và Vinh) sớm 2 tiếng 45 phút so với kế hoạch.

0V sẽ không khai thác 2 chuyến bay, gồm: 0V8591/8590 (giữa Hà Nội và Đồng Hới). 

Các hãng sẽ triển khai kế hoạch bay bù trong ngày 26/7. Hành khách trên các chuyến bay này sẽ được chuyển đổi miễn phí sang các chuyến bay cùng hành trình trong ngày hôm sau (nếu còn chỗ). 

Còn theo đại diện hãng hàng không Vietjet Air, các chuyến bay dừng khai thác gồm VJ248/247/246/245/250/249 (TP.HCM - Thanh Hóa - TP.HCM); VJ216/741/740/217 (TP.HCM - Vinh - Buôn Mê Thuột - Minh - TP.HCM); VJ264/265 (TP.HCM - Đồng Hới - TP.HCM); VJ220/221 (TP.HCM - Vinh - TP.HCM). VJ758/759 (Pleiku - Vinh - Pleiku).

Ngoài ra, nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

 

Thông tin từ Zing, từ sáng 25/7, tỉnh Thừa Thiên - Huế mưa lớn, gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực trong thành phố và các địa phương thấp trũng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Chiều cùng ngày, mưa ở Huế giảm, không có gió to.
Toàn tỉnh, hiện có 688 tàu thuyền đã vào bờ; trong đó, có 3 phương tiện của Thuận An vào lưu trú tại Đà Nẵng và một phương tiện ở Phú Thuận vào cửa Gianh (Quảng Bình), tổng số 39 lao động trên các phương tiện này.
 - ảnh 1
Ảnh: Zing.vn

 

Theo Vnexpress, tỉnh Hà Tĩnh cũng nằm ở rìa cơn bão. Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, hiện trời quang mây tạnh. Tuy nhiên trước đó tại xã Đức Dũng, huyện Đức Thọ, lốc xoáy khiến nhiều cây cối, cột điện bị đổ, hơn 30 hộ dân bị thiệt hại về nhà cửa, mái tôn trường mầm non và tiểu học bị hất tung, bay xa hàng chục mét. 
 - ảnh 1Nhiều nhà dân ở xã Đức Dũng bị tốc ngói do lốc xoáy trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Đức Hùng (Vnexpress)

 

 - ảnh 1

Bão số 4 đổ bộ, vùng ven biển Nghệ An- Hà Tĩnh mưa lớn

Bản tin mới nhất của Đài KTTV Bắc Trung Bộ cho thấy, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 ở khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to. Riêng tại Hà Tĩnh có nơi mưa rất to như Hòa Duyệt 121mm, Kỳ Anh 109mm. Gió ở vùng ven biển khu vực có gió mạnh cấp 5 – cấp 6, giật cấp 7, như tại Hòn Ngư; Hoành Sơn; Cẩm Nhượng và Kỳ Anh có gió giật 13 - 15 m/s (cấp 7).

 

Theo Dân trí,thời điểm bão đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, Hà Nội mưa trắng trời ở từng khu vực. (Ảnh: Tiến Nguyên)
 - ảnh 1
 - ảnh 2

 

Theo Vnexpress, nằm rìa tâm bão Sonca, Thừa Thiên Huế có mưa to liên tục từ sáng nay, lũ các sông đang lên. Từ 15h, gió bão thổi mạnh, một số cây dương liễu lớn ở xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) bị quật ngã
 - ảnh 1Bệnh viện Y dược Huế ngập sâu, nước tràn vào các khoa phòng. Ảnh: Võ Thạnh (Vnexpress)

 

 - ảnh 1Tại khu vực cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), các tàu cá của ngư dân đã vào neo đậu, tránh trú bão an toàn. Nhiều hộ gia đình đã tiến hành chằng chéo nhà cửa để đảm bảo an toàn khi cơn bão đổ bộ. Ảnh: Zing

 

Theo Dân Trí tại Quảng Trị, sau khi bão đổ bộ, mưa lớn hơn kèm theo gió mạnh cấp 7-8. Đã có nhiều cây xanh gãy đổ, bước đầu đã có thiệt hại về tài sản.
 - ảnh 1
 - ảnh 2

 

Tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), mưa từng cơn, mỗi cơn chỉ kéo dài 5 phút. Gió thổi mạnh, khiến cây cối ngả nghiêng, người dân hạn chế ra đường.
 
 - ảnh 1Chèn mái nhà trong mưa bão. Ảnh: Hoàng Táo (Vnexpress)

 

Tàu thuyền ở Hà Tĩnh vào nơi neo đậu, tránh trú
Tại khu vực cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), các tàu cá của ngư dân đã vào neo đậu, tránh trú bão an toàn. Nhiều hộ gia đình đã tiến hành chằng chéo nhà cửa để đảm bảo an toàn khi cơn bão đổ bộ.
Tại khu vực eo biển xã Kỳ Phương (huyện Kỳ Anh), ngư dân đã cho tàu thuyền vào neo đậu. Tại vùng biển này, hiện trời nắng, gió lặng nhưng sóng biển dâng cao, đánh mạnh. Tuy vậy nhiều người dân vẫn thỏa thích cùng con nhỏ ra vùng eo biển này tắm. Đến 15h ngày 25/7, khu vực này vẫn chưa có thiệt hại gì.
Trung tá Trần Đình Chiến, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót (thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết cơ bản tàu thuyền đã vào cảng, chằng chéo, neo buộc, đảm bảo an toàn. Hiện Hà Tĩnh có 4 tàu thuyền của ngư dân Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà) với 23 ngư dân đã vào đảo Bạch Long Vĩ và 2 chiếc khác với 13 ngư dân vào Đảo Cát Bà để tránh trú bão.

 

 - ảnh 1rời tối mù, hàng dừa trước Đồn biên phòng Cửa Tùng nghiêng ngả. Ảnh: Vnexpress 

 

Tờ Zing dẫn lời ông Ngô Hải Dương, Giám đốc đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình cho biết: đến 15h, bão số 4 đã áp sát vùng biển khu vực giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Bão gây mưa to và rất to trên diện rộng toàn tỉnh, đặc biệt là phía nam của tỉnh. 

Theo ông Dương, tâm bão sẽ đổ bộ vào vùng 2 huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và Gio Linh (Quảng Trị). Hiện nước sông ở vùng thượng nguồn đang lên do hoàn lưu bão gây mưa lớn.

 

Cơ quan khí tượng ghi nhận tại Hòn Ngư (Nghệ An) gió giật cấp 7, Cồn Cỏ (Quảng Trị) cấp 10, vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió giật cấp 6-7.

Ảnh mây vệ tinh cho thấy, tâm bão đã đi vào đất liền TP Đông Hà (Quảng Trị). Đuôi bão quét qua Thừa Thiên Huế gây mưa lớn cho khu vực này. Tại TP Huế, mưa lớn liên tục từ sáng nay khiến nhiều tuyến đường trung tâm biến thành sông.
Tại Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió giật cấp 7, Cồn Cỏ (Quảng Trị) cấp 10, vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió giật cấp 6-7. 
Hồi 14 giờ ngày 25/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. 
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 26/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7. 
Trong chiều nay, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m. Vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 2-4m, biển động mạnh; vùng biển ven bờ khu vực Nam Thanh Hóa và Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2-3m, biển động mạnh. Nước dâng kết hợp với thủy triều ở vùng ven biển từ Nghệ An đến Quảng Bình cao từ 2-3m. 
Trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8-9; ở Nghệ An và sâu trong đất liền các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; ở vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế có gió giật cấp 6-7.  Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3. 
Do ảnh hưởng của bão số 4, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa to đến rất to (phổ biến 150-250mm cả đợt); ở đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (phổ biến 50-100mm cả đợt). 

Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có mưa rào và dông, gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động; khu vực Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.