(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng

Chủ nhật - 14/07/2019 22:30 - Đã xem: 2677
Chuyển dịch sang năng lượng sạch và phát triển kinh tế cacbon thấp là xu thế mới hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiều nước đang phát triển đang nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, coi đó một trong các phương thức tìm kiếm lợi thế trong phát triển hạ tầng. Là quá trình gắn bó mật thiết với chuyển dịch mô hình phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi năng lượng tạo những xáo trộn, gây ảnh hưởng bất lợi tới một số một số ngành và người lao động. Từ xu thế chuyển dịch năng lượng ở khu vực châu Á và thực tiến Việt Nam,bài viết đề cập đến một số nét khái quát về biến đổi khi hậu, chuyển dịch năng lượng, tiếp cận điện năng và chính sách năng lượng bền vững của một số nước trong khu vực và Việt Nam nhằm góp phần vào tìm kiếm giải pháp thích hợp trong chuyển dịch năng lượng công bằng.

Châu Á chiếm gần ½ dân số thế giới, có ảnh hưởng lớn đối với xu hướng môi trừơng và năng lượng toàn cầu. Những lựa chọn năng lượng trong khu vực không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ đến việc làm, an sinh xã hội và nhất là chất lượng môi trường.

Phần lớn tăng trưởng kinh tế của châu Á dựa vào nhiên liệu hóa thạch và lượng khí CO2 của khu vực chiếm gần ½ lượng phát thải toàn cầu. Hệ thống năng lượng giữ vai trò cốt lõi trong phát triển kinh tế hiên đại, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm công bằng xã hội và tiềm năng của nền kinh tế. Thiếu khả năng tiếp cận điện sẽ cản trở quá trình tăng trưởng và hạn chế cơ hội phát triển của toàn xã hội.

 

 

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng - Ảnh 1

 

 

Theo các nhà phân tích, chuyển dịch năng lượng công bằng là việc đảm bảo cung cấp năng lượng thích hợp  cả về kinh tế và xã hội cho mọi người dân. Đảm bảo công bằng xã hội và kinh tế liên quan đến cơ hội, tiềm năng của các ngành và doanh nghiệp trên thị trường. Tự do hóa thị trường giúp nhiều nhà sản xuất nâng cao khả năng thâm nhập, gia tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng và cắt giảm chi phí.

Chuyển dịch năng lượng công bằng còn liên quan đến dấu chân môi trường và khả năng cung ứng của các nguồn năng lượng. Dễ dàng nhận thấy, gia tăng nhanh sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gây ô nhiễm và tình trạng nóng lên của hành tinh đang sống. Tại các quốc gia châu Á, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng số người mắc bệnh mạn tính, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Tác động tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với chi phí môi trường và sức khỏe con người chưa được phản ánh đầy đủ trong giá nhiên liệu. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tính toán hiệu quả kinh tế của những nguồn năng lượng sạch cần tìm để thay thế nhiên liệu hóa thạch.Chuyển dịch từ nặng về nhiên liệu hoa thạch sang năng lượng tái tạo (NLTT) có thể mang lại những lợi ích lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Là loại năng lượng sạch,NLTT có thể cung cấp cho các khu vực ở vùng sâu vùng xa, chưa được kết nối với lưới điện, giúp giảm chi phí mở rộng không gian sử dụng điện. Thay vì phải trả tiền nhập nhiên liệu hóa thạch, phát triển NLTT có thể bảo tồn được vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế địa phương hoặc quốc gia, đem lại tác động tích cực cho nền kinh tế. Phát triển NLTT cùng với những sáng kiên liên quan có thể tạo thêm nhiều việc làm cả trong xây dựng, vận hành, chăm sóc, bảo hành, tư vấn , dịch vụ...

Biến đổi khí hậu, tiếp cận điện năng và xu thế gia tăng NLTT ở các quốc gia châu Á

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) được cảm nhận ngày càng ngày càng rõ nét ở  các quốc gia châu Á. Với dân cư chiếm 60% dân số toàn cầu và nhu cầu về tài nguyên, nhiên liệu tăng cao;thách thức chuyển dịch năng lượng của khu vực châu Á ngày càng trở nên nghiêm trọng . Xu hướng gia tăng dân số cùng với chuyển dịch theo quy mô lớn từ nông thôn về các đô thị dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng thêm nặng.  Việc sử dụng phổ biến nhiên liệu hóa thạch, nhất là than đá, khiến lượng thải khí CO2 bình  quân đầu người tăng mạnh và thu hẹp dần khoảng cách so với các nước công nghiệp phát triển ( Xem bảng 1).

 

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng - Ảnh 2

 

Đến nay, mức phát thải CO2 bình quân đầu người ở Hàn Quốc đã lên tới 11,8 tấn/năm, vượt qua Nhật Bản (9,8 tấn), Trung Quốc (7,6 tấn).... cao gấp nhiều lần giới hạn bình quân 2 tấn/người trên thế giới để đảm bảo khả năng có thể kiểm soát.

Mặc dù mức phát thải CO2 bình quân đầu người ở nhiều nước chưa cao, song tỷ trọng phát thải so với toàn cầu của châu Á lại rất lớn và theo chiều hướng tăng nhanh. Tỷ trọng CO2 của 8 nước ghi trong bảng 1 chiếm tới 44,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu; riêng Trung Quốc lên tới 29,5% và Ấn Độ  6,8%. Lượng phát thải CO2  và thứ hạng toàn cầu của một số nước khu vực châu Á được thể hiện trong bảng 2

 

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng - Ảnh 3


 

Tương tự  với sự thịnh vượng trong quá trình phát triển, ở các quốc gia châu Á cũng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ số dân được tiếp cận điện năng, Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc 100% người dân được tiếp cận, tỷ lệ này đạt 99% ở Thái Lan , Viêt Nam  98%, Phil[ppines 89%, Indonesia 84% và Ấn Độ ở mức 81%.

Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng của các nước trong khu vực, có thể rút ra, phổ cập sử dụng điện năng là một trong những mục tiêu quan trọng  trong các chính sách quốc gia. Hệ thống biểu giá theo mức tiêu thụ điện được áp dụng đã phát huy tác dụng.Tuy nhiên, nhóm người nghèo yếu thế thường bị hạn chế trong tiếp cận giáo dục về BĐKH, giải pháp năng lượng và khả năng chi trả cho thiết bị tiết kiệm năng lượng (Miranda A. Schreurs et al 2017)

Do bối cảnh kinh tế, địa lý và chính trị đa dạng, các quốc gia châu Á có nhiều cơ hội chuyển dịch năng lượng, nhưng rào cản đan xen đang là thách thức không nhỏ. Trong cùng khu vực, có những khác biệt đáng kể về hệ thống chính trị với các mối quan hệ khác nhau giữa các chính phủ, ngành công nghiệp và xã hội dân sự. Ở nhiều nước, chính quyền Trung ương có quyền lực tập trung, còn các tổ chức dân sự  lại nhỏ yếu hoặc phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ.

Chính phủ nhiều nước trong khu vực đã ban hành kế hoạch phát triển trung hạn hoặc xây dựng  thành các chương trình, dự án phát triển năng lương với tầm nhìn được định hướng rõ ràng. Do mức độ sử dụng các dạng năng lượng truyền thống đã vượt khỏi mục tiêu đề ra và chi phí năng lượng tái tạo giảm mạnh; trong các kế hoạch gần đây, thay đổi đáng chú ý là sự quan tâm  ngày càng gia tăng đối với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và năng lượng tái tạo.

 Nhu cầu về NLTT đang gia tăng nhanh tại khu vực Đông Nam Á(ĐNA). Kế hoạch thay thế năng lượng của chính phủ Thái Lan đặt ra mục tiêu đến năm 2036 sẽ nâng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo lên 30% tổng năng lượng tiêu thụ sau cùng. Chính phủ Indonesia ban hành Chính sách Năng lượng Quốc gia với kế hoạch tăng cường năng lượng sơ cấp. Theo đó, tỷ trọngNLTT mới chiếm 23%, nâng mức tăng thêm 17% trong vòng 10 năm. Việt Nam đã ban hành nhiều kế hoạch và chiến lược nêu rõ nhu cầu và Chiến lược phát triển NLTT. Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã đưa tỷ trọng NLTT phi thủy điên lên 17,6% tổng năng lượng điện quóc gia vào năm 2030. Tại Nam Á, Chính phủ Ấn Độ đưa tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện năm 2030 lên 40% . Kế hoạch Điện lực Quốc gia của Ấn Độ nhấn mạnh sẽ không xây dựng thêm bất ký một nhà máy điện than nào trong 10 năm tới; quốc gia này dự tính đưa công suất NLTT lên 175 GW trong năm 2022 (Miranda A.Scheurs et al 2017)

Xu hướng phát triển năng lượng của các nước châu Á cho thấy, NLTT ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng lớn. Đã có nhiều nước đưa ra mục tiêu và biện pháp thúc đẩy phát triển mạnh NLTT trong ngành điện lực. Những năm gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đã chứng kiến sự bùng nổ phát triển NLTT; 2 quốc gia này đang đầu tư mạnh mẽ vào điện gió và điện mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng. Sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản đã công bố cơ chế hỗ trợ NLTT. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố từ bỏ năng lượng hạt nhân và hướng tới con đường NLTT. Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện kế hoạch chuyển dịch năng lượng mang tên “Năng lượng Thái Lan 4.0” tập trung vào công nghệ thông tin; Indonesia ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động đầu tư cho năng lượng tái tạo. NLTT đang bùng nổ tại Philippines và Việt Nam đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Có thể nhận thấy, những thay đổi về NLTT diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt NLTT, đến năm 2016, tổng công suất điện gió lắp đặt ở đất nước này đã lên tới 169 GW, chiếm 34,7% công suất lắp đặt toàn cầu. Với tổng công suất đạt 28,7GW, chiếm 5,9% công suất điện gió thế giới, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ tư sau Mỹ và CHLB Đức. Xu hướng đầu tư vào NLTT còn cho thấy, đến năm 2016 khu vực châu Á đã dẫn đầu thế giới về NLTT với nguồn năng lượng tạo ra chiếm 58% tổng NLTT mới toàn cầu.

Đáng chú ý trong những nỗ lực của các nước châu Á nhằm gia tăng mức độ đầu tư vào NLTT là vai trò thúc đẩy của các chính phủ. Để đạt được mục tiêu đề ra trong các chính sách năng lượng, Chính phủ Indonesia đã tổ chức các Hội nghị thường niên về NLTT. Năm 2017, Chính phủ Ấn Độ đã tỏ chức Hội nghi “NLTTtoàn cầu và Ấn Độ”nhằm giới thiệu các kế hoạch phát triển NLTT và năng lực công nghệ. Tương tự, Việt Nam cũng đã tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng mặt trời”.

Phát triển NLTT đã tạo việc làm mới đang kể ở nhiều quốc gia. Theo cơ quan NLTTquốc tế (IRENA), vào  năm 2016, trên toàn thế giới, lĩnh vực này đã tạo 8,1triệu việc làm mới. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm trên 53,1% (4,304 triệu).

Giải pháp hỗ trợ của các chính phủ là việc làm cần thiết để tạo việc làm trong lĩnh vực NLTT. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ chế hỗ trợ và tình hình thị trường biến động cũng dẫn đến nguy cơ bị đe dọa. Măt khác, cơ chế biểu giá điện hỗ trợ ở một số quốc gia có thể làm giảm lượng việc làm trong lĩnh vực quang điện.

Cơ hội và thách thức đối với việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng

 

 

 

 

 
 

Chuyển dịch năng lượng là quá trình chuyển đổi từ phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sang phát triển và sử dụng hiệu quả và tiết kiệm những nguồn năng lượng mới (NLTT) hướng tới giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng phải nhập khẩu. Quá trình chuyển đổi năng lượng gắn liền với chuyển dịch lao động, sự tham gia đa dạng của nhiều thành phần xã hội, đòi hỏi phải có sự điều tiết nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích,đó là yếu tố cốt lõi của chuyển dịch năng lượng công bằng(Ngụy thị Khanh et al 2019)

Việt Nam là một nền kinh tế có tốc độ tăng trương cao, nhưng ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đặc biệt dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của BĐKH. Thực tế phát triển đất nước đã đăt ra những vấn đề đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu của ngành năng lượng.

Phân tích hoạt động năng lượng tại Việt Nam có thể nhận thấy, ngành này có những đặc thù chi phối đến quá trình chuyển dịch. Trước tiên,các chính sách đưa ra và được thực hiện hầu hết theo hướng từ trên dội xuống; tiếp theo là sự phát triển đất nước chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ và nhiên liệu hoá thạch (than,dầu khí...) đóng vai trò quan trọng, đã hưởng không nhỏ đến tư duy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng. Trong khi các quốc gia khu vực châu Á đã cấm hoặc giảm mạnh đầu tư vào nhiệt điện than, nhiều nhà đầu tư và sản xuất thiết bị điện than lại tìm cách chuyển đến Việt Nam.

Theo viện nghiên cứu Friedrich Ebert Stiftung (FES), 50% đầu tư NĐT đến từ Trung Quốc, 28% từ Nhật Bản và 18% từ Hàn Quốc (Koos Neefjes  et al 2017). Ngoài ra, trước thâm hụt nợ công ngày một gia tăng, nguồn vốn nhà nước đầu tư cho năng lượng ngày càng trở nên khan hiếm.

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, nhằm tìm kiếm giải pháp xây dựng ngành năng lượng công bằng và hiệu quả, Bộ công nghiệp đã xây dựng Quy hoach Điện VII được điều chỉnh vào tháng 3 năm 2016 và các tổ chức xã hội dân sự đã xây dựng một số kịch bản chuyển dịch từ sử dụng năng lượng than nhập khẩu sang phát triển những nguồn năng lượng tái tạo phi thủy điện.

3.1. Chuyển dịch năng lượng từ phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch sang ứng dụng năng lượng tái tạo, hướng đi phù hợp đối với thực tiễn Việt Nam.

Từ quan ngại về môi trường, an ninh năng lượng và nhu cầu điện năng ở các vùng thiếu năng lượng, trong xu thế giá năng lượng tái tạo phi thủy điện ngày càng giảm, gia tăng sử dụng NLTT có thể hình thành cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội và môi trường tốt hơn. Nhằm làm rõ các khía cạnh kinh tế xã hội của NLTT, các kịch bản  chuyển dịch  năng lượng trong giai đoạn từ 2016 đến 2030 của  cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội dân sự nước ta đã tập trung  vào xem xét những vấn đề có liên quan về lợi ích kinh tế xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, đã có những kiên nghị chuyển dịch năng lượng gắn với công bằng xã hội.

Cho đến nay, từ kịch bản đề xuất theo Quy hoạch điện VII được điều chỉnh(QHĐVII ĐC), kịch bản NLTT (B&RE) và kết hợp NLTT với sử dụng năng lượng tiết kiệm( EE&BR) có thể nhận thấy, các phương án nêu ra  đã nâng công suất điên NLTT phi thủy điện từ 1,4% đến 3,75% năm 2020 lên 16% đến 25,5% 10 năm sau đó (2030) và nhiệt điện than giảm mạnh trong giai đoạn từ 2025 đến 2030 với tỷ trọng tứ 49,3% (QHĐVII) xuống chỉ còn 24,4% tổng công suất điện ( kịch bản EE&RE 2030) .Xem bảng 3

 

 

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng - Ảnh 4


 

 Kết quả nghiên cứu chi phí sản xuất của các phương án theo giá năm 2015 của các nhóm nghiên cứu cho thấy, kịch bản phát triển theo QHĐVIIĐC có tông chi phí cao nhất lên tới 107,4tỷ USD ( cao hơn 16% kịch bản NLTT B&RE và 43% so với kịch bản EE&RE) với mức giá bình quân  9,56 cent USD/kWh cao hơn 36% so với kịch bản B&RE (Ngụy Thị Khanh et al 2019).

Theo các nhà phân tích, chuyển dịch năng lượng từ phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch sang mở rộng ứng dụng hiệu quả năng lượng và sử dụng NLTT sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong an ninh năng lượng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng NLTT sẽ đảm bảo mức độ đa dạng của nguồn cung, giảm tỷ trọng năng lượng hóa thạch và giảm nguồn năng lượng nhập khẩu.

Chuyển dịch năng lượng sang sử dụng nhiều hơn NLTT đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe cộng đồng với tổng lượng bụi và bụi mịn (PM10 và PM2.5) có thể giảm tới 48% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển mạnh nhiệt điện than.

Cùng với giảm thiểu rủi ro do ô nhiễm bụi, chuyển dịch năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang NLTT làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, Kết quả tính toán cho thấy, nếu sử dụng kịch bản EE&RE, vào năm 2030 sẽ giảm được 126,6 triệu tấn CO2 tương đương 40,5% lượng phát thải của kịch bản phát triển điện than trong QĐVIIĐC.

Việc hình thành các nhà máy điện sử dụng NLTT ở vùng sâu, vùng xa sẽ tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc; tạo động lực phát triển, giúp thu hẹp khoảng cách cho các địa phương chậm phát triển và nhất là gia tăng cơ hội cải thiện đời sống của nhóm người yếu thế ở các vùng khó khăn.

Mở rộng sử dụng các nguồn NLTT trong dài hạn sẽ mang lại cơ hội tạo việc làm trong giai đoạn xây lắp, vận hành và bảo dưỡng tại các cơ sở sản xuất NLTT. Số lượng việc làm có sự khác biệt trong từng công đoạn sản xuất kinh doanh, song theo ước tính bình quân hàng năm (từ năm 2026 đến 2030) kịch bản NLTT B&RE sẽ tạo ra trên 64.700 việc làm mới. Cùng với số việc làm tạo ra, chất lượng việc làm sẽ được cải thiện nhờ môi trường làm việc trong lành, ít bụi bẩn và rủi ro cho sức khỏe của người lao động,

Từ những lợi ích được phân tích có thể thấy, dịch chuyển từ điện than sang phát triển NLTT là cơ hội mở ra đối với Việt Nam. Đây là một hướng đi phù hợp với xu thế thời đại, là việc làm thiết thực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, tạo việc làm có chất lượng trong xây dựng ngành năng lượng tiên tiến.

3.2. Rủi ro và thách thức đối với việc chuyển dịch năng lượng công bằng

Hệ thống NLTT đóng vai trò cốt lõi trong nền kinh tế hiện đại. Cấu trúc hệ thống có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm công bằng xã hội và tiềm năng kinh tế. Thiếu khả năng tiếp cận dẫn đến cản trở quá trình phát triển kinh tế, hạn chế cơ hội cho cả cá nhân và toàn xã hội. Mặc dù cơ hội và lợi ích của chuyển dịch cơ cấu năng lượng từ tài nguyên hóa thạch sang dùng NLTT có nhiều, song theo nhiều phân tích những thách thức cũng không hề nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu, khó khăn, thách thức trong chuyển dịch năng lượng công bằng cần được xem xét ngay từ khi bắt đầu thực hiện các dự án NLTTnhằm đảm bảo được mục tiêu đề ra. Những thách thức trong hoàn cảnh Việt Nam được tập trung trung vào các vấn đề: Rủi ro sử dụng đất đai dẫn đến xung đột; sinh kế và việc làm cho cộng đồng tại các địa phương bị ảnh hưởng và nguồn nhân lực kỹ thuật cho chuyển đổi và đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp đang còn hạn chế.

Kết quả nghiên cứu của các tổ chức hoạch định chính sách phát triển đã chỉ ra, phụ thuộc theo kịch bản phát triển, đến năm 2030 diện tích đất đai cần thiết cho phát triển điện sạch cần từ 53.800 ha đến 73.500 ha. Trong đó, phương án chuyển mạnh sang năng lượng tái tạo là cao nhất, do diện tích chiếm đất nhiều hơn của điện gió và điện mặt trời.. Thực tế phức tạp trong việc thu hồi đất, nhất là rủi ro trên các địa bàn phát triển điện mặt trời gần đây cho thấy, cần đặc biệt chú trọng vấn đề này nhằm tránh những mâu thuẫn nảy sinh trong  quá trình phát triển. Kinh nghiệm rút ra từ nhiều quốc gia cho thấy, rủi ro này có thể khắc phục được bằng các giải pháp tích hợp , đa mục tiêu, đa lợi ích được nghiên cứu và triển khai với sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là người dân trong vùng dự án.

Tác động lớn nhất trong chuyển dịch điên năng ở các vùng dự án là sinh kế của người bản địa liên quan đến thu hồi đất và tái định cư; đây luôn là vấn đề phức tạp và tồn tại nhiều bất cập. Việc đào tạo và hỗ trợ thiếu hiệu quả dẫn đến nhiều bức xúc xã hội và trở thành căn nguyên phản đối của người dân trong vùng. Nếu không thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật công khai, mimh bạch; thực sự tham vấn cộng đồng,không đảm bảo công bằng quyền lợi và sự đfồng thuận của người dân thì quá trình chuyển dịch sẽ găp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong đào tạo nguồn nhân lực cho NLTT, hiện đang còn khoảng trống lớn. Các trường đào tạo trong nước chưa đủ khả năng đào tạo chuyên sâu về kiến thức và khả năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chuyên dụng về NLTT. Hầu hết lao động được đào tạo thông qua quá trình chuyển giao công nghệ tại các công ty; Tại những địa phương phát triển những dự án liên quan đến NLTT, ngành giáo dục và lao động thường chưa có định hướng rõ ràng về đào tạo nguồn nhân lực hoặc lao động địa phương để tham gia vào chuỗi sản xuất này.

Chất lượng việc làm trong ngành NLTT là nội dung cần thiết để tạo nền tảng cho tính khả thi của những dự án chuyển dịch năng lượng, đảm bảo tuân thủ luật pháp và chế độ phúc lợi của người lao động  làm việc trong ngành. Từ đây, tăng cường  hiệu lực giám sát thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền làm việc chính đáng và nâng cao chất lượng của người lao động là việc làm cần thiết của chuyển dịch năng lượng trong giai đoạn tới.

Hệ thống năng lượng giữ vai trò cốt lõi đối với phát triển kinh tế. Là nguồn sản xuất mới, NLTT ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Nguồn năng lượng này giúp giải quyết vững chăc vấn đề ô nhiễm và BĐKH, góp phần thiết thực vào xây dựng điện năng công bằng và bình đẳng.

Từ thực tiễn nước ta với những khó khăn thách thức cần phải vượt qua, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong xây dựng chính sách chuyển dịch năng lượng công bằng, các cơ quan nhà nước cần xem xét đến những lợi ích đa chiều cả về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tích hộp vào chính sách ngành hướng tới đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán trong thực hiện chủ trương phát triển bền vững. Chuyển dịch năng lượng liên quan mật thiết đến chuyển dịch kinh tế và lao động, đòi hỏi phải có sự  phối hợp liên ngành và đồng bộ để xây dựng thành lộ trình và tổ thực hiện hiệu quả kế hoạch chuyển đổi công bằng hướng tới nền kinh tế bền vững cả về xã hội và môi trường.

Theo đó, chính phủ cần đẩy mạnh xây dựng, thực thi đồng bộ và nhất quán chính sách ưu tiên sử dụng năng lượng gắn với phát triển ngành NLTT, hạn chế đầu tư thêm các nhà máy nhiệt điện than. Để tránh xung đột và những rủi ro, đảm bảo sinh kế của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng, các nhà phân tích nhấn mạnh, cần quan tâm phát triển NLTT cả ở quy mô tập trung, phân tán và tích hợp bằng nhiều giải pháp thực hiện khác nhau.

TS. Lê Thành Ý & ThS. Vương Xuân Nguyên

*Bài viết thể hiện quan điểm của nhóm tác giả (Theo Sức Khỏe 365)



Nguồn tin: doisongphapluat.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không