(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Khi nào tiêu thụ năng lượng toàn cầu đạt đỉnh?

Thứ tư - 03/10/2018 23:18 - Đã xem: 3121
Tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu có thể đạt đỉnh vào năm 2032 trước khi giảm xuống nhờ các biện pháp tăng hiệu quả năng lượng, đó là thông tin được đưa ra trong cuốn sách Energy Transition Outlook, phát hành giữa tháng 9/2018 bởi Tập đoàn DNV GL, chuyên về cấp chứng nhận và kiểm định trong lĩnh vực hàng hải và dầu khí.

Tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên thế giới có thể tăng 11% từ nay đến năm 2032, và đạt đỉnh 662 EJ (1 EJ = 1018 J) vào năm 2032, theo dự báo của DNV GL, sau đó sẽ giảm và vào năm 2050 thì trở về mức gần bằng với hiện tại.

Nếu thế giới cần ít năng lượng hơn trong thời gian tới thì phần lớn là nhờ những nỗ lực tiết kiệm năng lượng. Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu cho mỗi điểm GDP có thể giảm 2,3%/năm trong những thập niên tới so với mức trung bình 1,1%/năm trong hai thập niên vừa qua. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế có thể tách rời hoàn toàn vào năm 2035 - Rémi Eriksen, Chủ tịch DNV GL, cho biết.

Trong dự báo của mình, DNV GL cho biết, mức tiêu thụ dầu mỏ của thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2023 và khí tự nhiên sẽ trở thành nguồn năng lượng lớn nhất từ năm 2026. Nhiên liệu hóa thạch vẫn có thể chiếm gần một nửa hỗn hợp năng lượng toàn cầu vào năm 2050 so với hơn 80% hiện nay (riêng khí tự nhiên sẽ chiếm 25%).

Theo DNV GL đến năm 2050, gần 80% năng lượng gió của thế giới sẽ đến từ các turbine trên đất liền

Năng lượng gió và mặt trời sẽ là những lĩnh vực phát triển nhất trong quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể đáp ứng lần lượt 16% và 12% nhu cầu năng lượng thế giới vào năm 2050, trong khi năng lượng sinh khối chiếm 11% và thủy điện chiếm 4%. Tỷ lệ năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tăng vào năm 2030 trước khi trở về mức của năm 2016 là 5%.

Mức tiêu thụ dầu mỏ của thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2023 và khí tự nhiên sẽ trở thành nguồn năng lượng lớn nhất từ năm 2026.

DNV GL lưu ý rằng, việc tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực vận tải thế giới có thể giảm từ 27% hiện nay xuống còn 20% vào năm 2050, do sự phát triển mạnh mẽ của xe điện.

Theo dự đoán của DNV GL, đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo và mạng lưới điện có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2050 trong khi mức đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch có thể giảm 1/3 trong giai đoạn này.

DNV GL cho rằng, đây là sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu “giá rẻ” và đánh giá rằng, mức giảm nhu cầu năng lượng cũng sẽ được phản ánh trong đầu tư, với chi tiêu toàn cầu giảm từ 5,5% GDP hiện nay xuống còn 3,1% vào năm 2050.



Nguồn tin: baomoi.com
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không