(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Thông tin về một số kết quả của Hội nghị các bên tham gia công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP22) tại Ma-rốc

Thứ ba - 13/12/2016 22:48 - Đã xem: 3343
Hội nghị lần thứ 22 Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Maroc (COP22) diễn ra từ ngày 07 đến 18 tháng 11 năm 2016 tại tỉnh Marrakech, Ma Rốc. Những kết quả chính của Hội nghị COP22 bao gồm:

1. Kế hoạch hành động Marakech được thông qua.

Năm 2016 là năm đầu tiên các Bên nghiên cứu triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris đã được các Bên tham gia Công ước khí hậu thông qua tại COP21, đồng thời ngày 04 tháng 11 năm 2016 là thời điểm Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực. Do đó, Hội nghị COP22 đã tập trung đàm phán về cách thức thực hiện, thời gian triển khai, các hướng dẫn, cơ chế báo cáo của các Bên, đặc biệt là các vấn đề tài chính, chuyển giao công nghệ, các chương trình hành động cụ thể của các nước phát triển thể hiện vai trò tiên phong và trách nhiệm lịch sử đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Sau 13 ngày làm việc, Hội nghị COP22 đã chính thông qua Kế hoạch hành động Marakech. Kế hoạch đã được các Bên thông qua những nội dung quan trọng sau:

– Thống nhất thực hiện các nỗ lực cần thiết để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5oC vào cuối thế kỷ. Các nước phát triển tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong hỗ trợ chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển. Đồng thời, các nước đang phát triển cam kết thực hiện các hành động cụ thể đã xác định trong báo cáo đóng góp quốc gia tự xác định đã trình tại COP21 bao gồm các vấn đề về thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với năng lực, điều kiện của quốc gia.

– Các Bên thống nhất triển khai các hỗ trợ và hành động cần thiết để thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa các tác động đến việc xóa đói, giảm nghèo ở những khu vực dễ bị tổn thương.

– Thống nhất kêu gọi các Bên triển khai các hành động cụ thể nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết những thách thức của ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu

– Các nước phát triển tiếp tục cam kết huy động các nguồn tài chính để đạt mục tiêu 100 tỷ USD/năm vào năm 2020 hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Thực hiện sáng kiến Đối tác Marrakesh về các hành động khí hậu toàn cầu, trong đó Việt Nam đã đăng ký tham gia là thành viên của tổ chức này.

doan-viet-nam-tham-du-cop-22

2. Các sự kiện bên lề Hội nghị COP22 về phát thải thấp

Các phiên họp bên lề, các sự kiện do các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức, cho thấy xu hướng của thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, xu hướng sử dụng công cụ định giá các-bon trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Một số xu hướng được ghi nhận như sau:

– Về phát triển năng lượng tái tạo

Phát triển năng lượng tái tạo có xu hướng ngày càng tăng cao ở các quốc gia đang phát triển, các nước có nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin, Nga; các quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, các nước khu vực Châu Mỹ, Châu Phi. Với xu thế ngày càng giảm giá thành sản xuất các thiết bị, làm cho chi phí đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió trở lên hợp lý hơn, cùng với các cơ chế linh hoạt, khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân vào lĩnh vực này, nhiều dự án điện mặt trời với công suất lắp đặt từ vài chục đến hàng ngàn MW ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực Châu Phi,… góp phần đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giải quyết được vấn đề tiếp cận điện năng ở các vùng khó khăn, kinh tế chưa phát triển. Từ năm 2015 đến nay, nhiều sáng kiến đã ra đời và hình thành các tổ chức quốc tế thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trên phạm vi toàn cầu như Liên minh năng lượng mặt trời thế giới do Chính phủ Ấn Độ đề xướng tại COP21, với sự tham gia của trên 50 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam đã cử cán bộ đầu mối tham gia các hoạt động của Ban Thư ký (Đồng chí Đặng Huy Cường – Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi tham dự COP21).

– Vấn đề định giá phát thải carbon

Phát triển thị trường carbon ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm. Đến COP22, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nam phi, Chi Lê, Peru. Nhiều chương trình, đề án nghiên cứu và triển khai thị trường carbon nội địa thông qua các dự án phát triển hệ thống mua bán phát thải carbon (ETS – Emission Trading Scheme), xác lập các hạn ngạch mua bán phát thải (CAP-AND-TRADE), các chương trình cắt giảm carbon tự nguyện, Chương trình dấu vết carbon cho các tổ chức, sản phẩm hàng hóa, các dự án giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia NAMA (National Appropriate Mitigation Action), thuế carbon đối với các nhà máy điện, các tổ hợp lò hơi,…

Đây là một xu hướng mới nhằm điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn cầu dựa vào vấn đề phát thải carbon trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việc áp dụng các chính sách định giá carbon nêu trên sẽ thúc đẩy các nước trên thế giới chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phát thải carbon thấp. Định giá carbon trên toàn cầu sẽ tạo áp lực cho các nước nghèo, kém và đang phát triển trong việc tập trung nguồn lực đầu tư lớn, phụ thuộc vào sự chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và nâng cao năng lực của các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đây là xu hướng chung trong quá trình hội nhập, các nước bắt buộc phải tiếp cận, nắm bắt cơ hội để từng bước xây dựng, chuẩn bị kế hoạch về nguồn lực, tài chính để tránh việc gặp các rào cản thương mại khi chính sách này thực thi rộng rãi ở các thị trường lớn.

Nguồn: Văn phòng Biến đổi khí hậu Bộ Công Thương, 12/2016

 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không