Tại Hội thảo “Tiết kiệm năng lượng trong nhà máy nhiệt điện” do Viện Khoa học và Công nghiệp Nhiệt lạnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội) phối hợp với Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) tổ chức sáng ngày 10/12, đã có nhiều gợi ý cũng như giải pháp tiết kiệm điện năng có thể ứng dụng cho các nhà máy nhiệt điện hiện nay tại Việt Nam.
Là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng lớn, nhất là nhiên liệu hóa thạch phục vụ sản xuất kinh doanh, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã sớm triển khai nhiều hoạt động, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông Chu Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ, Bộ GTVT đã có cuộc trao đổi với phóng viên Bản tin TKNL về vấn đề này.
Năng lượng xanh (hay năng lượng tái tạo) là loại năng lượng mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch.Những loại năng lượng xanh mà ngày nay người ta thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và năng lượng địa nhiệt.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực điện ở nước ta đã có nhiều tiến bộ rõ nét, một trong những ứng dụng đang trở nên phổ biến đó là việc sử dụng thiết bị đóng cắt kiểu kín cách điện bằng khí SF6 hay còn gọi là thiết bị GIS (Gas Insulation Switchgear) trong các trạm biến áp trung gian, và sử dụng các trạm biến áp cách điện khí SF6 (GIS: Gas insulated substation).
Chiều ngày 27/12, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã tổ chức Họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện của năm 2012 là 139.489,15 tỷ đồng, doanh thu bán điện là 143.893,78 tỷ đồng.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã ưu tiên phát triển công nghệ năng lượng tái tạo. Những sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, trong đó có vật liệu quang điện tử và quang tử, công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng, các bộ biến đổi thông minh liên quan đến tấm pin mặt trời, thiết bị và trạm phát điện dùng năng lượng tái tạo.
Miễn học phí, ở ký túc xá miễn phí và được cấp sinh hoạt phí hàng tháng theo mức đào tạo và xếp học lực là những chính sách mà người học lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong nước được hưởng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Hội nghị toàn thể mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC21) lần thứ 12 vừa diễn ra trong hai ngày 18 và 19/11, tại Hà Nội. Đây là lần thứ 2 Hà Nội đăng cai tổ chức ANMC21. Hội nghị cũng là dịp cơ hội để lãnh đạo các thành phố trao đổi, thảo luận về chủ đề chính sách và các vấn đề quan tâm,nhằm hợp tác phát triển kinh tế của từng đô thị thành viên.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng