(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Bạn có biết về bếp gas sinh học hồng ngoại?

Thứ tư - 19/11/2014 18:07 - Đã xem: 6492

Gần đây, tại nhiều vùng nông thôn ở Thừa Thiên Huế, nhiều gia đình đã sử dụng loại bếp hồng ngoại đun bằng củi, trấu. Vậy  nguyên lý hoạt động của loại bếp này như thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn Công nghiệp và Tiết kiệm năng lượng Thừa Thiên Huế sẽ giúp độc giả hiểu rõ về loại bếp này hơn.

Nguyên lý hoạt động

Bếp gas sinh học hồng ngoại (Bếp hóa khí) sử dụng hệ thống đốt khí gián tiếp. Nguyên liệu đốt được đốt từ thùng chứa nguyên liệu và được cung cấp gió bởi quạt gió 12 V để cung cấp oxy cho thùng đốt trong quá trình đốt cháy để tạo khói (tạo khí cháy). Khi khí cháy đã được chuyển lên, đầu đốt hồng ngoại được cung cấp thêm oxy từ quạt gió sẽ chuyển sang chế độ bức xạ nhiệt làm tăng nhiệt độ phía đầu đốt và cháy hoàn toàn các khí hay (khói) thoát ra.

Bếp gas sinh học hồng ngoại sử dụng được tất cả các nguyên liệu có thể cháy được. Tuy nhiên để bếp đun lửa đều và ổn định thì các nguyên liệu đun nên là nguyên liệu nhỏ cho vào thùng không để lại khoảng trống nhiều và cháy âm ỉ phía trong thùng đốt được.

Các nguyên liệu sử dụng cho bếp ga sinh học hồng ngoại cháy ổn định như: Mùn cưa, dăm bào, vỏ cafe, vỏ trấu, lá thông, củi vụn...

Bếp sinh học hồng ngoại được đánh giá phù hợp với quy mô hộ gia đình nông thôn. Ảnh minh họa

Ưu điểm của bếp gas sinh học hồng ngoại

Tận dụng nhiên liệu có sẵn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng:

- Loại bếp này là tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có rất nhiều ở các vùng nông thôn nước ta như rơm rạ, vỏ trấu, lõi ngô, vỏ lạc, mùn cưa,…hiện đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước ở một số địa phương khi sử dụng để làm nhiên liệu đốt bởi các loại bếp truyền thống hay đốt trực tiếp.

- Bếp có hiệu suất cháy cao, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn không sợ nổ do vậy tiết kiệm được chi phí, thời gian đun nấu và tạo cảm giác an toàn cho người nội trợ. Đồng thời loại bếp này sau khi đun nấu cho ra phế thẩm là than, loại than sinh học được dùng để ủ với phân chuồng sẽ là phân bón rất tốt cho cây trồng và cải tạo đất.

- Tiết kiệm chi phí sử dụng. Những nhà nghiên cứu đã thử sử dụng nhiều loại bếp khác nhau đun sôi 5 lít nước. Kết quả cho thấy thời gian đun sôi nước bằng bếp than, bếp trấu và bếp rơm rạ lâu hơn tương đối nhiều so với bếp hồng ngoại. Chi phí hàng tháng sử dụng bếp gas hồng ngoại tiết kiệm hơn từ 27 - 42% so với bếp gas dầu hóa lỏng và tiết kiệm hơn từ 12 - 32% với bếp than tổ ong.

- Góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống, loại bếp này cũng là giải pháp hữu ích trong việc hạn chế khai thác sử dụng các nguồn nhiên liệu chất đốt không tái tạo.

Nhược điểm của bếp gas sinh học hồng ngoại

Sau khoảng 30 phút đun nấu, vỏ bếp có thể nóng đến 60 - 80oC, do vậy có thể gây bỏng. Do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào mặt bếp và thân bếp nhất là sau 30 phút đun nấu để tránh bỏng.

Đồng thời do thân bếp nhanh nóng nên phải được chế tạo bởi vật liệu bền và chịu nhiệt tốt nên giá thành sẽ cao. Tuy nhiên, hiện nay bếp có thêm lớp cách ly hoặc được lắp thêm lưới bảo vệ bên ngoài nên đã hạn chế được nhược điểm này.

Vương Thủy

Nguồn tin: tietkiemnangluong.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không