(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Quy trình kiểm toán năng lượng

Thứ sáu - 01/06/2018 14:15 - Đã xem: 7011
Quy trình kiểm toán năng lượng được áp dụng thường thay đổi phụ thuộc vào phạm vi của công tác kiểm được đề xuất, kích cỡ và kiểu loại của các thiết bị cần kiểm toán. Thông thường, công tác kiểm toán được thực hiện theo các bước sau đây, với điều tra sơ bộ được tiến hành đối vời kiểm toán sơ bộ.

 

Bước 1: Lập kế hoạch cho toàn bộ dự án, bao gồm việc xác lập cấc mục đích kiểm toán, phân chia nhà máy thành các phòng ban / bộ phận hoạt động hoặc các trung tâm hạch toán riêng, (nếu thấy phù hợp), lựa chọn các thành viên cho đội kiểm toán, giao nhiệm vụ, liệt kê và liên kết / kết nối các thiết bị đo kiểm cần thiết.

 

Bước 2: Thực hiện khảo sát, quan sát sơ bộ tình hình vận hành của nhà máy, các dây chuyền sản xuất và của các thiết bị được sử dụng trong nhà máy.

 

Bước 3: Thu thập các số liệu cơ bản về sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ các phòng ban / trung tâm hạch toán, sử dụng các bảng ghi chép (form, worksheet) chuẩn. ( ví dụ như các hóa đơn, báo cáo tiêu thụ năng lượng 12 tháng gần nhất của nhà máy, có sở sản xuất )

 

Bước 4: Thực hiện các vận hành thử nghiệm để thu thập thêm các thông tin / số liệu về đặc tính vận hành của các thiết bị chuyên dụng, các phân xưởng riêng. Tại một vài cơ sở, có thể cần thiết phải bố trí thêm các điểm lấy mẫu hoặc các vị trí đo.

 

Bước 5: Tính toán cân bằng năng lượng và hiệu suất.

 

Bước 6: Nhận dạng các thủ tục quản lý năng lượng cần được cải thiện, xác định tiềm năng tiết kiệm nếu thấy phù hợp.

 

Bước 7: Nhận dạng các thủ tục vận hành và bảo dưỡng cần được cải thiện, xác định tiết kiệm năng lượng có thể nhận được, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể để thực hiện các biện pháp có giá trị.

 

Bước 8: Nhận dạng các cải thiện có chi phí nhỏ, xác định chi phí thực hiện, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hiện các đầu tư tài chính hấp dẫn (cần phải nhận dạng rõ ai sẽ làm cái gì và khi nào làm).

 

Bước 9: Nhận dạng các cải thiện có chi phí lớn, xác định chi phí, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hịên chi tiết đối với các giải pháp có thời gian hoàn vốn hấp dẫn (như đối với bước 7).

 

Bước 10: Chuẩn bị báo cáo cho ban quản lý nhà máy, tóm tắt lại những thực tế và những đề xuất của công tác kiểm toán, bao gồm tất cả các số liệu thu thập được, và những thông tin về thủ tục phương pháp được sử dụng trong các mục lục kỹ thuật. Báo cáo còn có thể có cả những đề xuất cho các đích / tiêu chí cải thiện hiệu suất năng lượng, trên cơ sở các số liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán và phân tích, và cần phải nhận dạng một chương trình hành động rõ ràng để thực hiện.

 

Hình 1 - Mô hình quy trình kiểm toán năng lượng sơ bộ

 

Hình 2 - Mô hình quy trình kiểm toán năng lượng chi tiết

 

Trong việc thực hiện các bước nêu trên, cần lưu ý các điểm dưới đây:

 

  • Lập kế hoạch cho dự án về bản chất là xác lập khuôn khổ thực hiện cho các hoạt động kiểm toán năng lượng, và không thể xem nhẹ tầm quan trọng của bước này. Một điều kiện bắt buộc là các kế hoạch cụ thể phải được chuẩn bị để giao nhiệm vụ và quy định các yêu cầu và thời gian thực hiện công việc đối với tất cả các cá nhân và các bên liên quan. Công tác lập kế hoạch bao gồm:

 

  • Xác định mục đích và giới hạn phạm vi của công việc (kiểm toán năng lượng có thể là KTSB - PEA, KTCT - DEA hoặc là công việc kiểm toán định kỳ hàng năm, nó có thể được thực hiện nhằm nhận dạng các nguồn phế thải dễ nhận biết hoặc để phân tích các cải tạo hệ thống cụ thể, nó có thể được thực hiện để xây dựng các tiêu chuẩn hoặc đề ra các tiêu chí tiết kiệm)

 

  • Phân chia nhà máy thành các phân xưởng / bộ phận nhỏ (thông thường, ta luôn mong muốn thiết lập một hệ thống tính toán chi phí năng lượng và các tiêu chuẩn năng lượng trên cơ sở các trung tâm tự trả tiền tiêu thụ năng lượng, chúng là những phần tử nhỏ bé nhất của nhà máy như một phân xưởng, một quá trình chế biến, một tòa nhà, v.v, mà ta có thể đo đếm được các nguồn năng lượng cung cấp đầu vào và năng lượng hữu ích hoặc tiêu phí tại từng phần tử đó.

 

  • Giao nhiệm vụ điều tra và phân tích: các thành viên của đội kiểm toán sẽ có nhiệm vụ thu thập và phân tích các số liệu thông tin hiện có tại nhà máy, tham quan nhà máy để thực hiện các thử nghiệm với các thiết bị cầm tay, để tính toán cân bằng năng lượng và hiệu suất, để nhận dạng và phân tích các cơ hội tiết kiệm năng lượng, và để chuẩn bị báo cáo cuối cùng.

 

  • Kiểm toán năng lượng thường đòi hỏi việc thu thập các số liệu năng lượng khác nhau và các số liệu sản xuất liên quan. Mục đích cơ bản của việc thu thập số liệu là để xác định lượng năng lượng cung cấp cho nhà máy và sau đó năng lượng hữu ích sẽ được cấp đến đâu. Việc thu thập dữ liệu này sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể vạch ra được mức sử dụng điện năng của từng khu vực trong nhà máy, các tổn thất năng lượng có thể từ đó có thể đưa ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng làm giảm giá thành sử dụng năng lượng trên sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp. Các số liệu cơ sở thường được thu thập là:

 

  • Sơ đồ khối quy trình sản xuất, công nghệ của quy trình sản xuất
  • Tiêu thụ năng lượng theo loại năng lượng, theo phân xưởng, theo các thiết bị chính của máy sản xuất, theo tháng, năm và theo hộ tiêu thụ cuối cùng (ví dụ chiếu sáng, nhiệt quá trình, v.v)
  • Số liệu về cân bằng vật chất (vật liệu thô, sản phẩm trung gian và cuối cùng, tận dụng các sản phẩm phế thải, sản xuất các sản phẩm phụ để sử dụng lại)
  • Chi phí năng lượng và các thông số về giá năng lượng
  • Số liệu về việc cung cấp các dịch vụ phụ / ngoại vi như nước làm mát, khí nén, hơi,v.v
  • Các nguồn cung cấp năng lượng (điện từ lưới điện, hoặc tự sản xuất thông qua hệ thống đồng phát – cogeneration)
  • Các bước quản lý năng lượng và chương trình đào tạo về nhận thức năng lượng trong phạm vi nhà máy.   

 

  • Các thông tin nêu trên thông thường có thể thu nhận được thông qua các cuộc phỏng vấn các giới chức quản lý, cán bộ quản lý năng lượng của nhà máy, các kỹ sư tại nhà máy, cán bộ tài vụ, và những người quản lý vận hành và bảo dưỡng thiết bị sản xuất.

 

  • Việc thu thập các số liệu được thực hiện nhờ các form và bảng câu hỏi chuẩn.  Các form được sử dụng để thu thập số liệu sẽ phụ thuộc vào bản chất của công tác kiểm toán năng lượng, bản chất của cơ sở công nghiệp, mức độ đo kiểm trong từng phân xưởng, v.v.

 

  • Cần đặc biệt lưu ý khi nhà máy tự sản xuất điện năng ( đồng phát ): lượng điện năng sản xuất được từ nhà máy cần phải được phân biệt rõ rệt từ lượng điện năng mua từ lưới điện (để tránh khả năng tính hai lần năng lượng tiêu thụ).

 

  • Các giá trị vận hành của nhà máy thường được ghi chép hàng tháng. Mặc dù hầu hết các phân tích ban đầu có thể phải dựa trên số liệu hàng năm, cần phải lưu ý đến sự thay đổi về sử dụng năng lượng theo mùa trên 1 đơn vị sản phẩm đầu ra, hoặc sự thay đổi về sử dụng năng lượng theo lượng sản phẩm đầu ra của nhà máy. Cả hai loại phân tích này đều yêu cầu phải thu thập số liệu trên cơ sở hàng tháng, thậm chí hàng tuần, hàng ngày.

Hình 3 - Sơ đồ các giai đoạn kiểm toán năng lượng sơ bộ

 
 


Nguồn tin: Internet
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không